Chào ngày mới

Một sự thật mà không phải ai cũng biết về đêm 30 Tết năm nay. Với người Việt Nam nói riêng hay các nước theo phong tục Á Đông nói chung, Tết Nguyên đán luôn là quãng thời gian quan trọng và ý nghĩa nhất. Trong suốt cả năm trời đi làm, đi học, một trong những câu mà ai nấy đều quen miệng tự hỏi tự trả lời có lẽ là “Bao giờ thì đến Tết nhỉ”? Thiêng liêng nhất chính là thời khắc Giao thừa – khi đất trời và con người như hòa cùng một nhịp, cùng đón không khí chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Từ xa xưa, người Việt Nam đã rất chú trọng ngày 30 Âm lịch, cũng như lễ Giao thừa. Giao thừa là thời khắc có ý nghĩa linh thiêng 30 Tết như một mốc thời gian với nhiều gia đình Với mọi thành viên trong gia đình, 30 Tết như một “cột mốc” lớn trong năm. Dù có đang ở đâu, đang làm gì đi chăng nữa thì muộn nhất 30 Tết nhất định phải hoàn thành, gác lại bộn bề, trở về bên gia đình cùng ăn bữa cơm Tất niên. Sau đó là chuẩn bị đón Giao thừa. Theo quan niệm dân gian thì người Việt tin rằng, mỗi năm sẽ có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ đến ngày 30 của tháng cuối cùng trong năm là các vị Hành khiển cũ sẽ bàn giao lại cho người mới và trở về thiên đình.  Do đó, vào lễ này, gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng tại bàn thờ trong nhà, một mâm cúng thiên địa ngoài trời. Đúng 12 giờ đêm 30 tháng Chạp, các thành viên sẽ tề tựu, cùng nhau lễ bái, “tống cựu nghinh tân”, xin một năm mới bình an.  Không phải năm nào cũng có ngày 30 Tết Thế nhưng, nhìn vào sự thật, không phải năm nào cũng có ngày 30 Tết. Bởi còn phụ thuộc vào cách tính của lịch Âm, đôi khi là tháng thiếu thì sẽ không có ngày 30 mà sẽ kết thúc vào ngày 28 hoặc 29. Mà nếu trùng vào tháng Chạp Âm lịch thì sẽ xảy ra hiện tượng đó. Điều này từng xảy ra vào năm 2021, khi chúng ta phải đón Giao thừa vào ngày 29 Tết.  Chiếu theo thiên văn học, âm lịch hiện hành được sắp xếp theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là phải đảm bảo trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thằng, và chính là giây phút người quan trắc trên mặt đất không thấy mặt trăng, nguyệt thực phải rơi vào mồng 1 mỗi tháng.  Song, thời gian mặt trăng từ tròn đến khuyết, chu kỳ bình quân là 29,53 ngày. Mà số ngày của mỗi tháng sắp xếp bắt buộc phải là số chẵn, bởi thế nên mới dẫn đến trong âm lịch có tháng thừa, tháng thiếu. Dẫu biết rằng vẫn là theo quy luật tính ngày bấy lâu nhưng chắc hẳn, cảm xúc sẽ khó có thể trọn vẹn. Bởi 30 Tết vẫn là một dấu mốc mang ý nghĩa đặc biệt, việc bất đắc dĩ phải đón Giao thừa vào ngày 29 và sau đó đã sang ngay mồng 1 tháng Giêng không khỏi khiến con người ta cảm thấy hụt hẫng, xốn xang trong lòng.  Một sự thật mà không phải ai cũng biết về ngày Giao thừa đặc biệt năm nay Năm nay, thật mừng vui vì chúng ta sẽ được đón trọn vẹn thời khắc giao thừa vào đêm 30. Thế nhưng, có một sự thật mà nhiều người chưa biết rằng, từ sau 2024 trở đi, chúng ta sẽ chỉ được đón Giao thừa vào ngày 29 Tết, cho tới tận năm 2033.  Điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải chờ đợi thêm 9 năm nữa thì mới được tận hưởng cảm giác có ngày 30 Tết và có cảm xúc đón giao thừa một cách trọn vẹn.  Đêm giao thừa năm nay sẽ rơi vào ngày 9/2/2024. Trong thời khắc thiêng liêng và đặc biệt ấy, bên cạnh những lời tiễn năm cũ, chào năm mới, hãy ôm gia đình thật chặt. Hãy dành thêm nhiều lời chúc cho bản thân, mọi người năm nay và thêm nhiều năm nữa luôn bình an, sức khỏe, thuận lợi. Một câu mà người Việt thường dành cho nhau trong năm mới: “Tân niên thân phúc tân phú quý, tấn tài tấn lộc tấn an khang”.  ...

Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi… ơi Bống đâu rồi?” Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà. – Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy? – Mày hư lắm, chẳng trông nhà cho bà, để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận, bà chẳng cho quà đâu. Bống buồn quá. Bà mắng đúng rồi. Bà dặn Bống trông nhà cẩn thận, nhưng bà vừa đi khỏi một tí, các bạn đến gọi: “Bống ơi, sang chơi rồng rắn”. Thế là cái chân Bống nó cứ cuống lên chạy đi, không giữ được nữa. Bây giờ phải nhịn quà rồi! Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đường. Hay là một gói kẹo bột. Không phải, chắc là một con “phòng phòng”, con gà bằng bột bỏng xanh đỏ, thổi kêu te te, chơi xong lại ăn được nhé! Thèm quá, thế có khổ không! Bỗng cái vỉ buồm nó động đậy, lục đục. Ngheo… Bống mở tròn mắt. Ngheo… “A! Con mèo, con mèo! Bà ơi! Bà cho cháu nhá!”. Trong thúng, hai con mắt xanh sợ hãi, nhìn lên hấp háy. Hai cái tai có đốm đen mượt như nhung động đậy. Chú mèo trắng nằm cuộn tròn kêu “ngheo, ngheo”. – Nào. Miu ra với chị nào! Bống bế chú mèo trên tay nựng nịu. Bà cười bảo: – Con đem nó vào bếp, buộc nó vào cái kiềng gãy vài hôm cho nó quen đi. Con khéo chăm cho nó chóng lớn để bắt chuột. Nhà dạo này lắm chuột quá! Chú Mèo Con chẳng chịu ăn gì cả. Thấy sợi dây buộc vướng chân, Mèo Con chạy lồng ra lại bị giật lại. “Ngheo ngheo, sao tôi lại không chạy được nữa thế này?” Chú Mèo nằm giơ cái chân bị buộc lên cố giãy, nhưng chẳng ăn thua gì. Một lúc lâu Mèo Con mệt, nằm rúc vào đống tro ấm. Bống đem đĩa cơm vào dỗ: “Miu ơi, ăn đi”. Mèo Con vẫn không chịu ăn. – Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi. Gần tối mẹ Bống về, vào bếp hỏi: – Con Mèo Con ở đâu thế Bống? – Bà mua cho con đấy! Con bế nó lên nhà cho nó đi ngủ mẹ nhé! – Đừng con ạ, cứ để nó dưới bếp, nó kêu cho chuột sợ. Ừ, sắp Tết rồi, có con mèo cho chuột nó đỡ phá. Thế là đêm hôm ấy, Mèo Con phải ở một mình trong cái bếp lạ. Sau bữa con Miu đánh nhau với Hổ Mang, bác Nồi Đồng có vẻ nể chú ta lắm. Bữa cơm sáng ấy, nhà đi vắng cả, Mèo Con nằm ngủ trong đống tro ấm. Bác Nồi Đồng bắt chuyện: – Bùng boong, này cậu Miu có dám đánh nhau với Chuột Cống không? – Đánh chứ! – Ghê nhỉ! Bác Nồi Đồng nhắm mắt lại rùng mình. – Cậu Miu ơi, hôm nay bà Bống đi chợ Tết đấy! Chỉ chiều nay là tôi đầy ắp thịt kho, cá kho, ngoài ra lại còn giò mỡ, giò thủ và nhiều thức ăn ngon lắm. – Sao lại nhiều thế hở bác? – Kìa, Tết đến nơi, cậu không biết à? – Tết là cái gì? – Bùng boong. Tết là Tết chứ còn là cái gì. Rõ chán! Mèo Con vẫn không hiểu ra sao cả. Chị Chổi cười rũ ra, giảng thêm: – Chú ấy còn bé quá, đã qua Tết nào đâu mà biết! Tết là ngày đầu năm, chú hiểu chưa? Ai cũng nghỉ, mặc quần áo đẹp đi chơi, nhà nào cũng luộc bánh chưng, gói giò, nấu chè, trồng cây nêu để mừng năm mới. Tết vui lắm, đấy rồi vài hôm nữa chú sẽ thấy. – Ngheo, thế thì thích nhỉ! Nhưng hôm nọ, thằng Chuột Cống đã hẹn gần Tết là nó quay về làm một mẻ kia mà! – Ối ối, cậu nói làm tôi sợ toát cả mồ hôi rồi! Bác Nồi Đồng bưng mặt, mồ hôi rỏ giọt tong tong. Mèo Con bảo: – Không sợ. Lần này chúng nó đến, tôi sẽ không để yên. Nhưng mà cả bác, cả chị Chổi cũng phải đánh nhau với chúng nó chứ. Bác to nặng thế, đánh được đấy, còn chị Chổi thì hôm nọ chị giáng cho tôi một đòn đau khiếp ấy. Tại mình cứ sợ, nó mới làm ngang ngược vậy. Chị Chổi có vẻ suy nghĩ. Bác Nồi Đồng thì phùng cái miệng tròn của bác và nói nước đôi: – Ừ để tôi xem đã… Sáng mồng một Tết, trời mát, Bống bế con Miu trong lòng, lấy cái dây băng đỏ, tết một cái nút hoa chung quanh cổ chú Mèo. – Nào chị tết hoa đỏ cho Miu nào, để chị còn theo mẹ đi viếng mộ bố ở nghĩa trang liệt sĩ chứ! – Ngheo ngheo. Bà Bống cười bảo: – Cháu bế nó đi thì cẩn thận kẻo lại quên nó ở đâu nhé! Con Miu này ngoan lắm. Bé thế mà đánh được cả Chuột Cống. Lúc đi qua bếp, Mèo Con gọi to: – Ngheo! Bác Nồi Đồng, chị Chổi ở nhà tôi đi chơi nhá. – Ừ, đi thì đừng có chạy rông mà lạc. Hôm nay đông người lắm đấy! Mẹ Bống dắt tay Bống ra đường. Gió thổi, bướm bay hoa nở. Những bụi tre xào xạc. Lúa non dưới ruộng phấp phới vẫy. Một đám người đi giữa đồng theo một lá cờ đỏ có ngôi sao vàng bay phần phật. Ối chao, ngày Tết sao mà đẹp và vui thế. Mèo Con nằm trên khoanh tay của Bống, nghển đầu nhìn xung quanh, kêu ngheo ngheo. Nhà văn Nguyễn Đình Thi ...

Cứ mỗi độ Xuân về, lũ trẻ chúng em lại rạo rực chờ đón từng ngày. Có đứa thích Tết vì được may áo mới. Đứa khác thích ăn ngon, được tiền lì xì. Cũng có đứa phát biểu làm người già cười méo xệch: “Cháu khoái Tết vì được thêm một tuổi”. Riêng em thích không khí ngày Tết. Trẻ con không đứa nào là không thích Tết. Chúng không hiểu tại sao người lớn ai cũng sợ Tết. Năm đó vào khoảng 25 Tết, nửa đêm em giật mình thức dậy, nghe nỗi lo Tết của cha mẹ:– Tết nhất đến nơi rồi mà nhà mình không có một xu dính túi.– Tiền bán bốn tạ thóc hôm nọ đâu em?– Anh tưởng vẫn còn nguyên đấy. Từ hôm đó đến nay phải đi mấy đám cưới, tiền chợ, tiền thuốc cho con.– Em tính xem Tết này nhà mình phải mua sắm những gì?– Mua 30 ký gạo nếp, đậu, thịt, lá gói bánh chưng.– Thôi em ơi, đang eo hẹp, nghỉ gói bánh một năm đi. – Không được đâu anh. Năm nào nhà mình cũng gói để tạo không khí gia đình ngày Tết. Với lại phải gói cho con kiếm cái bánh ăn Tết, chứ để chúng chết thèm tội nghiệp. Còn phải biếu xén chỗ này chỗ kia. Đi mua sao chịu nổi!– Còn gì nữa em?– Mua hai cặp gà biếu nội ngoại. Mỗi bên thêm cặp bánh chưng, hai trăm lì xì nữa.– Hết chưa em?– Biếu 6 thầy cô chủ nhiệm. Mỗi nơi một cặp bánh chưng.– Còn cha xứ, cặp gà với cặp bánh chưng, rồi xin lễ cho ông bà… Một món nữa, đố em biết?– Nợ anh Thi một triệu. Không lẽ đợi mùng Một người ta đến đòi mới trả?– Ấy chết, anh ơi, quần áo, giầy dép cho con. Năm nay lạnh lắm, đáng lẽ phải mua cho mỗi đứa áo len mới. Áo cũ chật hết rồi.– Từ nãy đến giờ anh nhẩm tính hết 9 tạ thóc. Tiêu lố vào thóc là phải ăn cơm độn đấy. Thôi cứ bán đi mà tiêu Tết. Qua Tết anh thuê ruộng cấy thêm lúa. Hôm nào rảnh đi làm thuê.– Em cũng trồng rau bán đong gạo bù vào. Rồi mẹ dậy lịch kịch lục đống quần áo của chúng em để xem phải mua thêm những gì. Cha dậy chụm bếp nấu nồi cám heo rồi cùng mẹ đi lễ. Gà bắt đầu gáy sáng mà nỗi lo Tết của cha mẹ chưa nguôi. Bây giờ em mới hiểu tại sao người lớn lo Tết đến thế. Em nằm nghe rân rấn nước mắt, thương cha thương mẹ vất vả, tằn tiện cả năm, Tết đến chỉ lo cho người khác, không có một phút nào lo cho mình. Quần áo cha mẹ sờn rách hết rồi. Mẹ cứ chần đi, vá lại mặc cho qua ngày.   Sưu tầm  ...

Làm đẹp

Cơ thể khi bước vào tuổi 30 bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa sớm, như thường xuyên mệt mỏi, rối loạn chức năng, dễ lo lắng, căng thẳng, tăng cân giảm cơ, viêm đau khớp, xuất hiện các nếp nhăn trên da. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi người. LIVEON – công thức “vàng” cho sức khỏe toàn diện Thấu hiểu được điều này, tập đoàn dinh dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên Wellous đã tạo ra dòng sản phẩm Gói uống chống oxy hóa LIVEON. LIVEON là thực phẩm hỗ trợ chống lão hóa đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công thức dinh dưỡng đột phá, được tạo ra từ bốn hoạt chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, gồm: chiết xuất từ vỏ thông đỏ New Zealand ENZOGENOLⓇ, chiết xuất dịch cô đặc dưa lưới Pháp SOD B ExtramelⓇ, chiết xuất nghệ đen Nhật Bản SirtmaxⓇ, và chiết xuất hắc mai biển Tây Tạng Puredia SeaBerryⓇ. Để tăng hiệu quả hỗ trợ chống oxy hóa, đi cùng bộ tứ ENZOGENOLlⓇ, SOD B ExtramelⓇ, SirtmaxⓇ và Puredia SeaBerryⓇ, là các hoạt chất bao gồm chiết xuất từ cốt khí củ, hạt nho, trà xanh, quả acai, nha đam, nghệ vàng. Các hoạt chất chống oxy hóa trong LIVEON có tác dụng vô hiệu hóa gốc tự do gây hại cho cơ thể, phục hồi tế bào hư tổn, từ đó tăng cường khả năng đề kháng và hỗ trợ cải thiện các vấn đề lão hóa của cơ thể. LIVEON – thực phẩm hỗ trợ “đảo ngược” lão hóa hàng đầu Việt Nam Nhờ các nguyên liệu có hoạt tính chống oxy hóa cao, gói uống LIVEON không chỉ hỗ trợ “làm sạch” cơ thể khỏi những hoạt chất gây hại, tăng cường hệ miễn dịch, khả năng kháng viêm, song song đó còn giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mô, cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động với năng suất tối ưu. Một đặc điểm nổi bật khác của gói uống LIVEON là khả năng hỗ trợ  cải thiện tuần hoàn và kích thích lưu thông máu, ổn định lượng mỡ có trong máu và làm săn chắc thành tĩnh mạch, từ đó giúp cải thiện sức khỏe não bộ, giảm căng thẳng để tinh thần luôn tươi trẻ. LIVEON – thiết kế bao bì nhỏ gọn, tiện dụng Với thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, người tiêu dùng có thể mang theo gói uống LIVEON mọi lúc, mọi nơi và sử dụng sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện. Vị chua ngọt dễ uống, hậu vị dưa lưới cũng là một điểm cộng của sản phẩm đặc biệt này. LIVEON là sản phẩm chống lão hóa hiệu quả, an toàn, được nhiều người tin dùng trên khắp Châu Á Thái Bình Dương. Đây là sản phẩm không thể thiếu cho năm 2024 – khi sức khỏe đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều người hiện nay, để có một cuộc sống đong đầy, trọn vẹn hơn. Hiện gói uống chống oxy hóa LIVEON đang có mặt trên thị trường với giá bán: 1,599,000 VNĐ.  Sản phẩm được cấp chứng nhận HALAL bởi Bộ phát triển hồi giáo Malaysia (JAKIM) – là một trong những chứng nhận danh giá về an toàn thực phẩm được công nhận toàn cầu. Bên cạnh đó, sản phẩm LIVEON được xác nhận không chứa bất kỳ chất dị ứng lúa mì (gluten), vi sinh hay kim loại nặng bởi viện nghiên cứu Bio Synergy. Do đó, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm. Chuyên gia khuyên dùng một gói LIVEON mỗi ngày sẽ giúp cân bằng quá trình oxy hóa, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và vui khỏe mỗi ngày. *Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. (Nguồn: PNHĐ)   ...