Khoa học chứng minh: Người hay moi móc soi lỗi chính tả thường có vấn đề về tính cách

Khoa học chứng minh: Người hay moi móc soi lỗi chính tả thường có vấn đề về tính cách

2.265 lượt xem

Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngữ pháp Việt Nam được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Và dù có là một người giỏi ngôn ngữ đến mấy, trong chúng ta, có lẽ ai cũng từng đôi lần mắc phải những lỗi chính tả.

Chính vì thế, người ta vẫn thường nói, phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam để nhằm miêu tả độ khó của tiếng Việt. Không chỉ khó ở cấu trúc câu, tiếng Việt còn là một kho tàng từ ngữ vô cùng phong phú. Đó chính là lý do vì sao mà phần lớn người dân Việt cũng còn đọc viết sai chính tả tiếng mẹ đẻ.

Người hay soi lỗi chính tả thường có vấn đề về tính cách

Không khó để thấy lỗi sai trong hình.
Người hay soi lỗi chính tả thường có vấn đề về tính cách

Một số biển hiểu sai chính tả nổi bật giữa phố.

Thế nhưng, với một số người thì lại khác, họ cảm thấy khó chịu và “ngứa ngáy” trước những lỗi chính tả mà mình bắt gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, qua đó các nhà khoa học cũng chỉ ra một số vấn đề trong tính cách của người hay moi móc soi lỗi chính tả của người khác.

Những người hay “soi” lỗi chính tả thường có vấn đề về tính cách

Một nghiên cứu của ĐH Michigan đã phát hiện ra rằng những người hay soi lỗi chính tả, ngữ pháp là người có tính cách khó ưa, hành vi của họ là do đặc điểm tính cách gây nên. Giáo sư tâm lý học và ngôn ngữ học Julie Boland cho biết: thí nghiệm của chúng tôi nhằm kiểm tra cách người đọc/nghe đánh giá người viết và tính cách của người đọc ảnh hưởng đến việc hiểu văn bản như thế nào.

Người hay soi lỗi chính tả thường có vấn đề về tính cách

Ví dụ, người hướng ngoại thường bỏ qua những lỗi đánh máy, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, còn người hướng nội có xu hướng đánh giá khắt khe những ai hay mắc lỗi.

Nghiên cứu nhỏ thực hiện trên 83 người tham gia. Họ được yêu cầu đọc thư đáp lại quảng cáo cho bạn cùng phòng.

Mọt số email bị cố tình thay đổi và có lỗi đánh máy như: abuot (about), mkae (make), or grammar mistakes, such us its/it’s, your/you’re or to/too…. Sau đó, người tham gia được hỏi liệu họ có phát hiện ra lỗi đó không. Những ai nói có sẽ được yêu cầu sửa lại.

Nghiên cứu phát hiện mối tương quan giữa tính dễ chịu và độ nhạy cảm với các lỗi trên. Tức là những người thấy khó chịu khi nhìn thấy lỗi chính tả/ngữ pháp là những người có tính cách khó ưa. Ngược lại, người có tính cách dễ chịu với người khác thường không phát hiện ra những lỗi đó.

Theo thang tính cách 5 yếu tố, người dễ chịu là những người hào phóng, đáng tin, hợp tác tốt và biết cảm thông với người khác. Ngược lại người không dễ chịu là người lạnh lùng, dễ nổi nóng.

Cũng theo đó, những người tham gia thấy khó chịu trước các lỗi chính tả/đánh máy/ngữ pháp trong email cũng sẽ đánh giá cả người viết email.

Người hay soi lỗi chính tả thường có vấn đề về tính cách

“Soi” chính tả là 1 căn bệnh

Bên cạnh lý do những người rất thông minh và có trình độ ngữ pháp rất cừ mới chuyên môn bắt lỗi chính tả. Khoa học đã chứng minh rằng ngoài sự thông minh, còn một nguyên nhân khác đứng sau chuyện này. Đó là khi họ mắc hội chứng Grammar Pedantry Syndrome (GPS), (tạm dịch là “Hội chứng quá để tâm đến lỗi ngữ pháp”).

GPS là một dạng của chứng “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế” (Obsessive compulsive disorder – OCD) – chứng rối loạn lo âu khá nổi tiếng trong các bộ phim về khoa học. Dấu hiệu của OCD có thể là sạch quá mức, tích trữ quá nhiều đồ, ám ảnh suy nghĩ về một vấn đề gì đó… Và trong đó có cả GPS nữa.

Có rất nhiều người trên khắp thế giới mắc chứng rối loạn này. Nhưng điều buồn cười là hầu hết mọi người thậm chí không biết họ mắc nó, cho đến khi một nhà tâm thần học nào đó đưa ra chẩn đoán cho họ.

GPS có thể ảnh hưởng đến con người theo nhiều cách, nhưng không phải tất cả mọi người đều có cùng những triệu chứng giống nhau. Một số thích bắt lỗi về ngữ pháp. Số khác thích sửa lỗi chính tả, sao cho dùng đúng đến hoàn hảo thì thôi.

Những người mắc phải GPS cũng đừng quá lo lắng, vì tính đến nay, căn bệnh này chỉ đang tồn tại bằng cách sửa lỗi mọi lúc, mọi nơi đấy thôi. Chỉ có điều nhiều khi việc này gây khó chịu cho những người bị bắt bẻ. Nhưng hãy thông cảm cho họ, vì bản thân họ cũng không muốn thế đâu, chỉ là do hội chứng GPS “xô đẩy” thôi mà!

Người hay soi lỗi chính tả thường có vấn đề về tính cách

Ngoài những tình huống, công việc, văn bản đòi hỏi độ chính xác cao thì những lỗi ngữ pháp thông thường thực sự không phải là một vấn đề quá lớn trong giao tiếp hàng ngày. Ngay cả những người chuyên đi sửa lỗi họ cũng có thể mắc, chỉ khác là họ sẽ nhận ra nó ngay và sửa lại rất nhanh. Nhưng nếu bạn quá để tâm, không thể ngừng việc chỉnh sửa những lỗi ngữ pháp, bạn có thể đang mắc hội chứng GPS hoặc có vấn đề về tính cách đấy nhé!

Viết sai chính tả có thể sửa được không và cách khắc phục như thế nào?

– Tập trung: Nếu bạn bắt đầu có dấu hiệu viết sai chính tả hoặc nhận ra rằng mình cần phải chỉnh đốn chính tả, câu cú lại, thì mỗi khi viết, bạn cần phải tập trung nhiều hơn vào những gì mình viết. Một trong những người không phải sai chính tả từ nhỏ, thường than thở rằng họ biết cách viết đúng, nhưng lại tự mình sai và cũng không để ý. Nếu tập trung hơn vào bài viết, có thể tự ngăn ngừa việc sai chính tả này một cách dễ dàng.

– Chú ý từng từ: Chú ý chính là để ý và ghi nhớ. Có thể xảy ra lúc bạn đọc (thu vào) và viết (ứng dụng). Hãy ghi chép vào 1 quyển sổ tay hoặc bất kỳ đâu, như tờ note dán tường hay laptop. Nhìn chúng hằng ngày và chắc rằng khi gặp lại từ này hay phải viết lại từ này, bạn sẽ viết đúng.

– Trang bị từ điển tiếng Việt: Tại sao lại phải mua 1 quyển từ điển mà không phải là từ điển trên mạng? Có một số từ dù đã thử dùng từ điển trên mạng, nhưng lại không thấy hiệu quả, vì có rất nhiều luồng ý kiến, ngay cả người search cũng đã vô hình trung (hoặc vô hình dung đều được) tạo nên 1 thế giới phản loạn. Nơi đó, số từ viết sai cũng nhiều bằng những từ viết đúng và không phải những từ được giải thích về nghĩa thì chắc chắn là từ viết đúng, mặc dù trông cũng rất thuyết phục.

–  Nhờ người khác soi bài: Một cách đơn giản hơn là tự mình tìm ra lỗi sai, đó chính là nhờ người khác xem và chỉ ra lỗi giúp mình. Nếu bạn nhờ người khác soi bài, bạn hãy chắc rằng người đó ít sai sót về chính tả. Nếu được, có thể nhờ 2-3 người cho chắc chắn.

Theo thethaovanhoa