Khả năng tự kiểm soát bản thân

Khả năng tự kiểm soát bản thân

1.573 lượt xem

Mặc dù kiểm soát bản thân là chủ đề của triết học và tâm lý, nhưng ngay cả những bài hát hay những cuốn sách nổi tiếng nhất cũng nói về chủ đề này! Rõ ràng, ai trong chúng ta cũng coi trọng việc tự kiểm soát bản thân.

TẠI SAO BẠN NÊN QUAN TÂM ĐẾN KHẢ NĂNG TỰ KIỂM SOÁT BẢN THÂN?

Bước đầu tiên để nâng cao khả năng tự kiểm soát là hiểu được ý nghĩa của thuật ngữ này và sự ảnh hưởng của nó đến cuộc sống mỗi người. Tự kiểm soát là gì? Theo từ điển định nghĩa: tự kiểm soát là “kiểm soát cảm xúc hoặc hành động của bạn” và “kiềm chế những bốc đồng, cảm xúc, hoặc ham muốn của bản thân”.
Vấn đề đầu tiên mà con người gặp phải với việc tự kiểm soát là kết hợp nó với thuật ngữ tiết chế toàn bộ. Cải thiện khả năng tự kiểm soát không giống như việc hoàn toàn ngăn cản bản thân thực hiện một cái gì đó, mà là khả năng tìm ra sự cân bằng lành mạnh giữa những mong muốn và thúc giục của bạn.
Ví dụ: Thay vì ăn một thanh sôcôla mỗi khi bạn muốn, bạn chỉ nên ăn nó 1 tuần 1 lần. Mục đích không phải là để loại bỏ hoàn toàn sự thèm muốn của bạn (mặc dù đây có thể là mục tiêu của bạn, ví dụ như dừng hút thuốc), mà thay vào đó là để đảm bảo rằng mong muốn trên không có hại hay hạn chế đến mong muốn thực sự khác hoặc mục tiêu của bạn.
Thực tế, kiểm soát bản thân có thể được cải thiện. Việc tự kiểm soát không phải là một đặc điểm mà chúng ta có hoặc không có, nhưng tất cả chúng ta đều có thể cải thiện nó ở bất cứ giai đoạn nào trong đời. Cũng giống như việc bạn có thể phát triển cơ bắp của mình, bạn cũng có thể tăng khả năng tự kiểm soát của bản thân.

TẠI SAO ĐÂY LẠI LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG?

Một nghiên cứu từ cuối những năm 1960 đã đưa ra ví dụ tốt nhất về tầm quan trọng của sự tự kiểm soát. Walter Mischel, một nhà tâm lý học tại Stanford, bắt đầu nghiên cứu khả năng trì hoãn sự hài lòng của trẻ bằng cách  trình bày cho chúng về “thuyết tiến thoái lưỡng nan của kẹo dẻo marshmallow”.
Những đứa trẻ tham gia được đặt vào tình huống mà chúng cần phải đưa ra lựa chọn: một là chúng có thể ăn ngay một viên kẹo dẻo marshmallow lập tức hoặc chúng có thể ngồi chờ cho đến khi người kiểm tra trở lại và cho chúng hai viên kẹo.


Tự kiểm soát bản thân (Nguồn: Tomo)

Mischel nhận thấy một hiện tượng thú vị trong số những đứa trẻ ông đã nghiên cứu và thực hiện thêm một nghiên cứu nữa.
Những đứa trẻ có khả năng tự kiểm soát tốt hơn (đợi viên kẹo dẻo marshmallow thứ hai) học tốt hơn ở trường trung học, trong khi những đứa trẻ với khả năng tự kiểm soát thấp đã phải chịu các vấn đề liên quan đến tự điều chỉnh và đối phó với stress.
Các nghiên cứu sau cũng đã cho kết quả tương tự. Một nghiên cứu ở New Zealand vào những năm 1970 đã kết luận rằng sự kiểm soát bản thân ở độ tuổi 3 đến 11 có mối liên hệ chặt chẽ với sự thành công ở tuổi 32.
Theo nghiên cứu này, sự tự kiểm soát cao hơn làm giảm khả năng người đó trở thành kẻ bắt nạt hoặc lạm dụng chất gây nghiện ở tuổi trưởng thành. Rõ ràng, các yếu tố khác cũng tác động đến kết quả này. Nhưng nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi các biến số như tầng lớp xã hội đã được tính đến, sự tự kiểm soát vẫn được duy trì mạnh mẽ.
Theo nghiên cứu, sự tự kiểm soát thấp có nghĩa là bạn đặt trọng lượng không cân xứng giữa chi phí và lợi ích trước mắt. Thay vì nhìn vào những cách tiếp cận khác nhau về lợi ích ngắn hạn và dài hạn, sự tự kiểm soát thấp chỉ đơn giản là thích đạt được những cái ngắn hạn trong hầu hết tất cả các trường hợp.
Nhưng nếu bạn cải thiện khả năng tự kiểm soát bản thân, bạn có thể tăng cường khả năng của não bộ. Khả năng tự kiểm soát cao hơn có thể hỗ trợ những chức năng quan trọng khác như:

  • Tính linh hoạt về nhận thức
  • Chống phân tâm
  • Kiểm soát xung động

Nói tóm lại, bằng việc cải thiện khả năng tự kiểm soát, bạn có thể nâng cao khả năng lập kế hoạch và tổ chức hành vi của mình. Việc này rất hữu ích trong việc giúp bạn đạt được các mục tiêu của mình. Ví dụ, thay vì chi tiền lương vào một bộ đồ mà bạn thậm chí không cần, bạn có thể tiết kiệm số tiền đó để mua một căn nhà sau này.

Theo Tomo