Tại sao những giải bóng đá hàng đầu ở châu Âu rất ít khi hoãn vì tuyết?

Tại sao những giải bóng đá hàng đầu ở châu Âu rất ít khi hoãn vì tuyết?

1.655 lượt xem

Các quốc gia tại châu Âu có mùa đông rất lạnh, nhưng họ lại rất ít khi hoãn trận đấu, dù thi đấu dưới nền tuyết đem lại rủi ro rất lớn. Thực ra mọi chuyện đều có lý do của nó.

Khi bóng đá dần trở thành một môn thể thao mang tính thương mại, khán giả phải trả tiền để vào xem thì cũng là lúc các ông bầu nhận ra họ mất nhiều tiền như thế nào cho mỗi trận đấu bị hoãn.

Điều này dẫn đến việc tìm ra giải pháp xử lý tuyết đọng trên mặt sân là một điều cực kỳ cần thiết.

Tại sao những giải bóng đá hàng đầu rất ít khi hoãn vì tuyết? - Ảnh 1.

Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra. Thậm chí, có đội còn lắp đặt những đường ống nước khổng lồ bên dưới mặt sân rồi đưa nước nóng chạy liên tục qua. Một giải pháp cực kỳ đắt đỏ, nhưng không hề hiệu quả.

Và cuối cùng, công nghệ “sưởi dưới đất” (under-soil heating) – hệ thống giúp mặt sân không bị đọng tuyết hay băng giá vào mùa đông đã ra đời, đánh dấu một bước chuyển mình vĩ đại của cả một ngành công nghiệp.

Sự ra đời của hệ thống sưởi dưới đất

Everton có thể không phải câu lạc bộ quá hùng mạnh trong lịch sử, nhưng họ cũng có những niềm tự hào của riêng mình.

Tại sao những giải bóng đá hàng đầu ở châu Âu rất ít khi hoãn vì tuyết? - Ảnh 1.

Goodison Park – sân nhà của Everton

Ví dụ như Goodison Park – sân nhà của họ – chính là sân vận động đầu tiên được lắp đặt hệ thống “under-soil heating” trên thế giới

Năm 1958, các chủ sở hữu của Everton đã lật gần như toàn bộ các mặt sân tại Goodison Park, sau đó lắp đến… 30km dây điện bên dưới, với chi phí tổng cộng là 16.000 bảng (tương đương với hơn 300.000 bảng vào thời điểm hiện tại, tức là khoảng 10 tỉ đồng).

Chi phí bỏ rất lớn, nhưng hệ thống nhanh chóng chứng minh hiệu quả, dù vẫn còn rất nhiều vấn đề, như hệ thống rút nước cần được cải thiện sau khi tuyết và băng tan.

Đến giữa thập niên 60 – 70, hệ thống bắt đầu phổ biến hơn. Arsenal lắp nó vào năm 1964, trong khi Leeds United là năm 1968. Old Trafford cũng có tới 29,6km sân được lắp sưởi.

Tại sao những giải bóng đá hàng đầu ở châu Âu rất ít khi hoãn vì tuyết? - Ảnh 2.

Hệ thống sưởi lắp đặt dưới nền cỏ

Ngày nay, nhiều giải đấu hàng đầu châu Âu quy định các đội bóng phải lắp đặt hệ thống sưởi. Hầu như tất cả các đội ở Ngoại hàng Anh đều có lắp đặt hệ thống sưởi bên dưới mặt cỏ.

Tại Đức – quốc gia có thời tiết mùa đông khắc nghiệt hơn, hệ thống sưởi là yêu cầu bắt buộc với những đội bóng thuộc cả Giải vô địch quốc gia Bundesliga lẫn những đội hạng 2.

Tại sao những giải bóng đá hàng đầu ở châu Âu rất ít khi hoãn vì tuyết? - Ảnh 3.

Sân vận động tiêu chuẩn quốc tế phải có lắp đặt hệ thống sưởi

Tuy nhiên riêng tại Ngoại hạng Anh, quy định này có phần không rõ ràng.

Nhiều đội bóng nhỏ không lắp, vì chẳng có gì đảm bảo họ sẽ có thể cạnh tranh tiếp ở giải đấu cấp cao nhất Anh Quốc trong thời gian dài.

Hiệu quả không phải là “tối thượng”

Hệ thống sưởi không phải là tất cả. Nếu tuyết tan không kịp, nhân viên sân phải vào để trực tiếp dọn tuyết. Và trong nhiều trường hợp, trận đấu thậm chí đã phải hoãn vì tuyết rơi quá dày.

Tại sao những giải bóng đá hàng đầu ở châu Âu rất ít khi hoãn vì tuyết? - Ảnh 4.

Như ngày 27/12/2005, ít nhất 3 trận đấu tại Ngoại hạng Anh đã bị hoãn vì tuyết, dù tất cả đều được lắp đặt hệ thống sưởi theo quy định của FA.

Hay như vào năm 2006, trận đấu giữa Bolton và Ewood Park trên sân Reebok cũng phải hủy vì tuyết giá quá lạnh.

Nguồn tham khảo: Football Stadium Uk
Kenh14 dịch