Fandom, sự ảnh hưởng “không hề nhỏ” đến nghệ sĩ và các công ty quản lý

Fandom, sự ảnh hưởng “không hề nhỏ” đến nghệ sĩ và các công ty quản lý

1.427 lượt xem

Từ khi văn hóa fandom được hình thành từ những idol thế hệ thứ nhất như HOT, Sechskies,… thì bây giờ không thể phủ nhận tiếng nói của người hâm mộ ngày càng có trọng lượng hơn đối với các nghệ sĩ và các công ty quản lý. Đặc biệt, khi các phương tiện truyền thông hay các mạng xã hội phát triển, người hâm mộ có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến, quan điểm nhanh hơn và cũng hệ thống hơn rất nhiều so với trước kia. Khi những cộng đồng lớn hoặc những phong trào kêu gọi sử dụng hashtag được sử dụng triệt để, thì không những là dễ dàng lan truyền, tác động đến cộng đồng, truyền thông và đặc biệt là những phản hồi nhanh chóng từ chính nghệ sĩ hay các công ty quản lý được đưa ra.

Ngày 16/9, Big Hit Entertainment phải ngừng kế hoạch hợp tác với nhà sản xuất Nhật Bản Yasushi Akimoto, người đứng sau thành công của nhóm nhạc nữ Nhật Bản AKB48, trong album được phát hành trong tháng 11 của BTS tại Nhật Bản, chỉ vì sự phản đối của chính người hâm mộ BTS. Khi thông tin nhà sản xuất Yasushi Akimoto tham gia sản xuất album, cũng như tham gia viết lời cho bài hát chủ đề mang tên “Bird” trong album phát hành tại Nhật Bản của BTS được đưa ra thì nhanh chóng người hâm mộ của BTS là A.R.M.Y, đã bày tỏ lo ngại rằng sự cộng tác này có thể có tác động tiêu cực đến hình ảnh của BTS, và sự nghiệp tương lai của nhóm vì nhà sản xuất âm nhạc người Nhật Bản vốn có tiếng là người cánh hữa cực đoan, thường xuyên có những biểu tượng chống Hàn trong các concept của AKB48 và bị cáo buộc viết lời bài hát có nội dung sai lạc. Đỉnh điểm là A.R.M.Y Hàn bắt đầu ngừng stream các bài hát, video nhạc và chương trình phát sóng trực tiếp của BTS. Họ cũng đồng thuận không mua album của BTS và các sản phẩm thương mại từ nhóm. Cuối cùng thì trước sức mạnh của A.R.M.Y, Big Hit buộc phải đưa ra tuyên bố ngừng hợp tác và bài hát “Bird” đã được thay đổi trong danh sách những bài hát được phát hành tại Nhật của BTS.

Tháng 12 năm ngoái, người hâm mộ của nhóm nhạc nữ G-friend (Bạn gái), đã lên tiếng buộc công ty quản lý của nhóm phải ngưng sản xuất sản phẩm gối ôm 180cm có hình ảnh của các cô nàng vì không muốn các bạn ấy trở thành “đối tượng tình dục”. Trước sức mạnh của người hâm mộ và việc phản ánh hợp lý thì công ty quản lý của G-friend đã đưa ra thông báo dừng sản xuất sản phẩm gối ôm này và việc này đã góp phần không nhỏ giữ gìn hình ảnh cho các thành viên.

Người hâm mộ cũng góp phần không nhỏ trong việc thành bại của các nhóm nhạc như trường hợp của nhóm nhạc dự án JBJ, từ chương trình “Produce 101” năm ngoái là một ví dụ điển hình. Chỉ vì sự ủng hộ, kêu cầu khẩn thiết của người hâm mộ, mà công ty quản lý của 6 chàng trai đã quyết định cùng nhau hợp tác cho nhóm ra mắt dù không phải là những người chiến thắng từ chương trình này. Dù chỉ hoạt động 7 tháng với 3 album, nhưng JBJ lại là một trong những tên tuổi nổi bật trong những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018 với những thành tích ấn tượng về doanh số album, cũng như giành cúp trên những show ca nhạc của Kpop. Hoặc cũng nguyên nhân chính người hâm mộ mà thành viên của các nhóm nhạc phải rời khỏi nhóm như trường hợp Kang In của Super Junior sau việc uống rượu lái xe, Moon Hee-joon của H.O.T, Super Junior Sung Min hay gần đây là trường hợp bị tẩy chay của thành viên Sechskies Kang Seung-hoon. Ngoài ra, không khó để tìm ra những thông tin về các hoạt động từ thiện, đóng góp giúp đỡ cộng đồng của người hâm mộ của các nhóm nhạc như BTS, EXO, Shinee,…hay những fandom cá nhân của các nghệ sĩ. Nên có thể thấy rằng, bên cạnh những đóp góp từ chính các nghệ sĩ, thì những hoạt động đóng góp từ người hâm mộ dưới danh nghĩa của nghệ sĩ, cũng sẽ góp phần làm cho hình ảnh của các ngôi sao đẹp hơn trong lòng công chúng và tất nhiên văn hóa fandom hiện tại là một phần không thể thiếu trong làng sóng Kpop và âm nhạc Hàn Quốc nói chung.

Theo worldkbs